Dòng kế vị ngai vàng Đan Mạch Quân_chủ_Đan_Mạch

Đan Mạch đã có đạo luật cho con trưởng kế vị cha từ năm 1665 (Nghị định Hoàng gia). Đạo luật Kế vị Đan Mạch[11] thông qua năm 1953 cho phép truyền ngôi thông qua các cuộc hôn nhân, ưu tiên nữ sẽ kế vị ngai vàng thay vì vẫn duy trì việc cho hậu duệ của các vua trước lên ngôi như trước đây.

Những người con, cháu của vua sẽ mất quyền kế vị nếu họ kết hôn mà không được sự đồng ý của quốc vương trong Hội đồng Hoàng gia. Để phê duyệt cuộc hôn nhân, vua sẽ đưa ra các điều kiện để có thể lựa chọn người kế vị xứng đáng. Phần II, Mục 9 của Đan Mạch Hiến pháp ngày 05 tháng 6 năm 1953 quy định rằng quốc hội sẽ bầu ra một vị vua và xác định một dòng hoàng gia mới nối tiếp khi dòng của vua Christian X và hoàng hậu Alexandrine không có người nối dõi.

Các vị vua Đan Mạch là thành viên của Giáo hội Đan Mạch theo dòng Luther (Tân giáo, Tin lành) (Hiến pháp Đan Mạch, II, 6). Giáo hội quốc gia có luật pháp để quản lý, mặc dù quốc vương không phải là người đứng đầu của nó.

Bối cảnh 

Đạo luật đầu tiên điều chỉnh việc kế vị ngai vàng là đạo luật Kongeloven (Latin: Lex Regia), quy định vương miện sẽ được truyền cho hậu duệ của các vua trước mà cụ thể là dòng hợp pháp của vua Frederick III, thứ tự kế vị sẽ là con trưởng kế ngôi cha theo luật Salic (con trai, dòng trưởng (hay lớn)...được ưu tiến kế vị). Sự ban hành này về sau có nhiều rắc rối, nhất là sự việc Frederick VII của Đan Mạch băng hà mà không có con nối dõi (1863). Để tránh những rắc rối và mâu thuẫn giữa các công quốc trong vấn đề kế vị, Nghị định thư London (1852), quyết định hoàng tử Christian của họ Glücksburg sẽ lên kế vị ngôi vua Đan Mạch. Thủ tướng Đan Mạch là Albrecht Bluhme mặc dù phản đối quyết định này (ông ta duy trì cha truyền con nối của họ Oldenburg), nhưng vẫn phải chấp nhận và quyết định bộ trang phục cho tân quốc vương. Đạo luật này còn hiệu lực đến năm 1953 thì một đạo luật nữa, quy định nữ có thể kế vị ngôi vua thay vì chỉ là nam như trước đây. Đạo luật 2009 quy định, con trưởng sẽ kế vị ngôi vua.

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa